Cấu Tạo Trần Bằng Thạch Cao
Hiện nay, trần bằng thạch cao được sử dụng rộng rãi trong các công trình từ cá nhân đến công cộng. Với tính năng thẩm mỹ, trần làm bằng thạch cao dần không thể thiếu trong việc thiết kế nội thất căn nhà.
Về cấu tạo thì đây là một tổ hợp của các vật liệu gồm: Tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả và những vật liệu khác. Để hiểu tại sao những vật liệu này tạo nên trần bằng thạch cao thì cùng xem qua chức năng của chúng.
- Khung xương thạch cao: Đây là vật liệu giúp cố định hệ trần và tối ưu tính vững chắc khi đưa tấm thạch cao và sơn bả lên.
- Tấm thạch cao: Trực tiếp liên kết với khung xương thạch cao bằng các con vít chuyên dụng, tạo nên độ phẳng cho trần nhà.
- Sơn bả: Vật liệu này giúp tạo độ mịn và đều màu.
Dịch vụ liên quan: Bảng Báo Giá Thi Công Tường Thạch Cao Thủ Dầu Một Uy Tín Chất Lượng
3+ Lưu Ý Khi Thi Công Trần Bằng Thạch Cao
Để có được một không gian đẹp mắt, trần đẹp có sự phá cách là một yếu tố không thể thiếu. Nhưng trước khi thi công trần bằng thạch cao cần hiểu những tiêu chí đánh giá sau:
Mẫu mã phù hợp cho từng không gian sống
Trần làm bằng thạch cao tuy đơn giản nhưng lại có vô số mẫu mã, kiểu cách để lựa chọn. Với mỗi không gian và sở thích khác nhau, ta lại có một thiết kế riêng biệt dành cho nó. Theo đó, bạn có thể chọn thi công cho các vị trí như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp hay phòng hát karaoke,…
Độ dày cần thiết
Độ dày là một yếu tố quan trọng khi quyết định chọn đơn vị thi công. Để không bị thấm nước, các nơi uy tín sẽ làm trần với độ dày từ 9mm trở lên. Với các phòng khách và phòng ngủ cần chú trọng vào độ dày của trần thạch cao hơn. Bởi vì, nếu chúng bị ẩm mốc sẽ gây mất thẩm mỹ và nhanh xuống cấp.
Khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt tốt
Trần bằng thạch cao nổi tiếng với công năng cách nhiệt, chống ồn và chống cháy. Bởi thế, khi chọn mẫu mã, bạn nên cân nhắc chất lượng sản phẩm và cũng như đơn vị thi công.
Quyết Thắng 68 cam kết đảm bảo chất lượng, báo giá thi công tốt và tính thẩm mỹ khi thi công trần bằng thạch cao. Bên cạnh đó, với những mẫu trần tốt, không gian sống của bạn sẽ mang lại cảm giác thoải mái và tích cực.
Quy trình Thi Công
Với mỗi đơn vị thi công tại Thủ Dầu Một đều có cách làm khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có chung quy trình cơ bản tùy thuộc vào từng loại trần.
Đối với trần giật cấp
Bước 1: Đặt cố định thanh dùng để viền tường phần giật cấp của trần hạ giật cấp kín.
Bước 2: Tiếp đến là treo ty và thanh chính phần trần hạ sao cho cách tường tầm 400mm
Bước 3: Sau đó để cố định lại thanh VTC20/22, đặt mặt dựng lên phần đáy khung xương thạch cao của trần thượng.
Bước 4: Đặt thanh chính liên kết với thanh phụ bằng việc cắt thanh phụ và bẽ mặt dựng, liên kết nó vào thanh chính thông qua khóa liên kết.
Bước 5: Tiếp đó là điều chỉnh và cân bằng lại hệ thống khung xương.
Bước 6: Tiếp tục lắp đặt tấm thạch cao lên khung theo hướng vuông góc với thanh phụ.
Bước 7: Cuối cùng là gia cố lại cạnh góc bằng thanh chữ V lưới và bàn giao công trình.
Đối với trần thả
Bước 1: Xác định độ cao trần, lấy mặt phẳng trần bằng nivo và đánh dấu mặt phẳng.
Bước 2: Lắp đặt khung, dùng búa định hoặc khoan để cố định viền tường.
Bước 3: Xác định sao cho khoảng cách các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Đo đạc khoảng cách các thanh chính sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ với thanh chính theo khoảng cách đã định.
Bước 6: Thả tấm lên các ô được tạo thành bởi thanh chính và thanh phụ. Sau đó, thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện.
Đối với trần nổi
Bước 1: Dùng ống nivo/ tia laser để xác định cao độ trần nhà. Đánh dấu các vị trí trên vách hoặc cột.
Bước 2: Cố định cây thanh viền tường ở vị trí dấu vẽ ở bước 1, sau đó cố định lại.
Bước 3–4: Chia trần nhà thành các phần cân đối giữa chiều rộng của khung bao và tấm trần.
Bước 5: Móc treo trần sao cho có khoảng cách từ 120 – 122cm. Khoảng cách giữa móc đầu tiên và vách đạt 60cm là hợp lý. Các điểm treo cần được khoan trực tiếp vào sàn.
Bước 6: Móc các thanh dọc lại với nhau. Dùng lỗ kết chèo trên 2 đầu để nối các thanh chính với nhau, khẩu độ 80 – 120 cm.
Bước 7: Liên kết các thanh phụ 1 với các đầu ngàm sẽ được lắp vào lỗ mộng trên thanh chính.
Bước 8: Liên kết thanh phụ 2 với kích thước thiết kế đảm bảo nhất là 60 cm hoặc 61 cm.
Bước 9: Điều chỉnh lại khung trần thả.
Bước 10: Căn cứ theo kích thước phù hợp để lắp đặt tấm lên khung trần.
Bước 11: Dùng lưỡi dao bén, kéo cưa,… để xử lí viền trần.
Bước 12: Vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu và bàn giao.
Đối với trần chìm
Bước 1: Dùng ống nivo hay tia laser để các định độ cao của trần và đánh dấu vị trí lại.
Bước 2: Cố định các thanh viền tường bằng cách dựa vào dấu vẻ ở bước 1, sau đó cố định lại
Bước 3: Phân chia khoảng trần căn cứ khoảng cách giữa tâm điểm thanh chính với thanh phụ. Lúc này, phù hợp nhất sẽ là 80–90cm.
Bước 4: Treo Ty sao cho khoảng cách giữa các ty là 120cm. Khoảng cách giữa ty gần nhất với vách nên là 61cm.
Bước 5: Căn cứ khoảng cách từ 80–120cm để lắp các thanh chính, thường thì chuẩn kỹ thuật sẽ là 100cm.
Bước 6: Lắp thanh phụ gián tiếp hoặc trực tiếp, sau đó điều chỉnh cho chúng phẳng, đều nhau.
Bước 7: Lần lượt lắp ghép từng tấm thạch cao chìm.
Bước 8: Dùng bột trít phủ kín các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Nên phủ kín bề mặt, tránh hình thành các gợn sóng gây mất thẩm mỹ.
Bước 9: Vệ sinh và hoàn thiện.